Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

Thái Bình từ lâu nổi tiếng là miền quê lúa với “chị Hai năm tấn”. Nơi đây còn là quê hương của nhiều món ăn vặt, ăn chơi đặc sắc không kém.  

Bánh cáy

    Nếu người Hải Dương tự hào với bánh đậu xanh, Bắc Ninh có bánh phu thê, Hà Nội là bánh cốm Hàng Than, còn sản vật nông nghiệp trên miền đất lúa Thái Bình chính là bánh cáy. Nguyên liệu chính của bánh hoàn toàn sử dụng những nông sản địa phương như gạo nếp cái hoa vàng, vừng, lạc, mứt bí, gừng, gấc chín, mỡ phần, tinh dầu hoa bưởi.... Đây là loại bánh tổng hòa những đặc sản nông nghiệp Thái Bình, tạo nên món ăn địa phương đặc sắc. Mỗi khi đi xa, người dân nơi đây thường mang bánh cáy làm quà biếu như một cách giới thiệu về hình ảnh vùng quê mình.
    Bánh cáy Thái Bình đã có tiếng trên toàn quốc
    Bánh cáy Thái Bình đã có tiếng trên toàn quốc
    Men theo đường quốc lộ 39 tới huyện Đông Hưng, về làng Nguyên Xá chính là nơi sản sinh ra loại bánh đặc biệt này. Xưa kia, bánh cáy là sản vật được người dân làm để tiến vua. Bánh có tên khá đặc biệt. Người làng Nguyên Xá giải thích, miếng bánh có sự hòa quyện của nhiều màu trắng, vàng xen lẫn hồng giống như trứng cáy nên cái tên dân dã ấy đã ra đời.
    Để làm được một tấm bánh cáy hoàn thiện phải trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỷ mỷ cao của người thợ. Gạo nếp cái hoa vàng được lựa chọn kỹ càng rồi chia làm hai phần. Một phần gạo đồ xôi cùng gấc chín để tạo màu hồng tươi, phần còn lại đồ cùng nước quả dành dành để có màu vàng bắt mắt. Hai loại này khi thành xôi sẽ được giã nhuyễn như bánh giày, cán mỏng, cắt lát như mứt bí rồi sấy khô. Sau đó, người thợ sẽ cho sản phẩm vào chảo mỡ lợn sôi để lát bánh thơm giòn. Mỡ lơn thái hạt lựu rồi xào ngọt đến độ trong mướt. Các nguyên liệu còn lại cũng được trộn cùng đường mía và hâm nóng tới khi dậy mùi thơm thì cho vào khuôn lót vừng. Bánh cáy thành phẩm không phơi nắng, không chất bảo quản nhưng làm đúng quy cách sẽ bảo quản được khá lâu.
    Ăn miếng bánh cáy xắn mỏng nhâm nhi cùng chén trà nóng để lai rai câu chuyện giữa tiết trời hơi se lạnh, du khách càng cảm nhận được nét nồng hậu của đất và người Thái Bình. Vị béo bùi đan xen sự dẻo, giòn hòa quyện với vị chan chát của trà xanh khiến miếng bánh càng nồng đượm.
    Canh cá Quỳnh Côi
    Canh cá Quỳnh Côi nức danh trên miền quê lúa
    Canh cá Quỳnh Côi nức danh trên miền quê lúa

    Quỳnh Côi là huyện cũ của tỉnh Thái Bình, thuộc phía tây huyện Quỳnh Phụ ngày nay. Cách trung tâm thành phố Thái Bình chừng 20km, thị trấn nhỏ Quỳnh Côi nổi tiếng với món canh cá với hương vị hấp dẫn đặc biệt mà chỉ vùng đất này có được.
    Gọi là canh cá nhưng đây không phải là món canh nấu chua thường xuất hiện trong các bữa cơm hằng ngày của mỗi gia đình Việt. Đây là món ăn sáng ưa thích của nhiều gia đình ở vùng quê lúa. Món ăn được làm từ những nguyên liệu rất đời thường nhưng gây ấn tượng đặc biệt bởi sự ngọt mát dễ chịu hòa quyện lẫn nhau.
    Trước kia, người Quỳnh Côi chỉ dùng cá rô đồng để nấu canh cá. Đặc biệt vào thời điểm tháng 10, cá rô béo ngậy hơn so với các mùa khác. Nhưng đến nay, nhu cầu ăn của người dân tăng lên còn lượng cá rô không dồi dào như trước nên nhiều quán hàng sử dụng cả cá trắm, cá quả để thay thế.
    Cá được làm sạch, lọc kỹ phần nạc và thái miếng vừa ăn. Sau đó chúng được ướp đầy đủ nước cốt nghệ, chút mắm, tiêu. Khi cá đã ngấm kỹ gia vị, người ta dùng chảo sâu lòng để rán cá vàng giòn hai mặt. Phần tưởng chừng vứt đi như xương cá cũng được tận dụng để làm chả. Thường người đầu bếp chỉ lựa phần xương mềm để xay nhuyễn cùng hành khô, ớt tươi, thì là cho tới khi mềm mịn. Sau đó chúng được thêm chút thịt và nặn thành những viên chả nhỏ xinh. Chả cá được rán vàng đều hai mặt, đảm bảo độ xốp mềm . Đầu và phần xương sống cá ninh kỹ để lấy nước dùng trong vắt. Tùy theo từng mùa, canh cá sẽ có rau ăn kèm như rau ngót, cải cúc, rau rút hay rau cần.
    Đặc biệt nhất của món canh cá Quỳnh Côi chính là những sợi bánh đa được làm tại đây. Bánh được làm từ gạo xay mịn và tráng mỏng. Dù không dùng hàn the nhưng bánh vẫn đảm bảo độ dai, mềm mượt. Bát canh cá Quỳnh Côi là sự tổng hòa của nhiều hương vị kích thích vị giác: nước dùng trong vắt đậm đà, miếng cá vàng ươm giòn rụm bên ngoài nhưng vẫn đảm bảo vị ngọt bùi của cá, thìa là, rau theo mùa xanh mướt kèm miếng cà chua bổ cau đỏ tươi lẫn mùi cay nhẹ của gừng, ớt.... Món ăn giản dị như chính cuộc sống đời thường bình yên của vùng đất nơi đây.
    Nem chạo
    Canh cá Quỳnh Côi nức danh trên miền quê lúa
    Nem chạo hay còn gọi là nem sống là món ăn không thể thiếu được trong ngày giỗ hay cưới hỏi ở làng Vị Thủy, huyện Thái Thụy, Thái Bình. Chỉ những người đầu bếp có kinh nghiệm mới được tự tay chế biến để người ăn không bị đau bụng.
    Khác với nem ở nhiều vùng miền trên cả nước, nem ở đây được làm từ thịt và xương sống lợn băm nhuyễn. Thịt lợn xẻ ra còn nóng hổi không dùng nước lã để rửa. Người ta lấy phần thịt mông và phần xương sống băm nhuyễn. Sau hơn 1 tiếng, thịt, xương và tủy hòa cùng nhau tạo ra độ dính, dẻo.
    Nét hấp dẫn trong món nem chạo là bì luộc thái mỏng và thính gạo rang. Bì lợn được cạo sạch lông với nước sôi rồi thái nhỏ. Sau đó các nguyên liệu được trộn cùng nước mắm ngon, tỏi thái mỏng, ớt tươi, mỳ chính và thính gạo rang. Ở khâu cuối cùng, người thợ sẽ nằm nem thành từng quả nhỏ vừa đủ khéo để thịt không rơi ra ngoài.
    Món ăn được dùng kèm rất nhiều tỏi tươi, ớt sống, lá sung, đinh lăng và lá ổi. Nhiều người nơi xa tới đây khi thưởng thức món ăn dân dã đã bị nghiền. Nem chạo thường xuất hiện trong dịp lễ tết hay cưới xin ở làng Vị Thủy để tăng thêm tình cảm gắn bó giữa gia đình.
    Nộm sứa
    Canh cá Quỳnh Côi nức danh trên miền quê lúa
    Nộm sứa là món ăn dân dã quen thuộc xuất hiện ở nhiều vùng miền biển trên cả nước. Nhưng mỗi nơi, món ăn này lại có một “hơi thở” riêng. Người dân Thái Thụy, Thái Bình thường truyền tai nhau: “Tới Thái Thụy mà chưa thưởng thức nộm sứa coi như chưa về”. Câu mời chào quyến rũ đó khiến du khách thập phương khó lòng chối từ.
    Sứa có rất nhiều ở vùng biển Thái Thụy. Thời điểm sứa nổi nhiều nhất vào khoảng tháng 4, tháng 5 hàng năm. Sau khi bắt về, sứa được làm sạch và ướp cùng muối phèn để tạo độ giòn, dai. Sau đó miếng sứa được cắt cẩn thận thành lát mỏng, trần qua nước sôi rồi xếp ra đĩa.
    Nộm sứa ngọt mát rất thích hợp ăn vào dịp hè nóng nực. Đĩa sứa được trộn cùng hành tây thái mỏng, lá chanh, mực khô xé nhỏ, rau thơm và lạc rang. Hương vị sứa càng được dậy mùi hơn khi ăn kèm rau kinh giới và bát mắm tôm chanh ớt đánh sủi bọt. Ăn miếng nộm giòn ngon đậm đà càng khiến du khách cảm nhận trọn vẹn hương vị biển mặn mòi nơi đây.
    " Tôi yêu quê tôi... Xanh xanh lũy tre... Quê hương tuổi thơ... Đi qua đời tôi..." Giai điệu bài hát "Quê hương tuổi thơ tôi" vang lên cùng với giọng ca nồng nàn, da diết của Mỹ Tâm khiến ta nôn nao nhớ về một miền quê thân thương quá đỗi.
    Ta sinh ra và lớn lên trên quê lúa Thái Bình và ta luôn luôn tự hào về nơi đã nuôi ta khôn lớn, nơi có ba mẹ, gia đình, bạn bè, xóm giềng thân quen và vô vàn những mối quan hệ chằng chịt của một thành phố trẻ đang không ngừng vươn mình đi lên, lột xác từng ngày.
    Bạn vẫn thường nói với ta:
    " Thái Bình là đất ăn chơi
    Tay bị, tay gậy khắp nơi tung hoành"
    Ta cũng chẳng lấy làm buồn lòng . Đôi lần chợt vu vơ nghĩ có lẽ bởi vì Thái Bình được mệnh danh là "Quê lúa" nên những con người ở đây từ lúc sinh ra đã ngấm cả cái thói quen " khai khẩn đất hoang" trong máu thịt chăng? Cho dù ai đó quan niệm ra sao hay suy diễn thế nào ta vẫn kiêu hãnh, tự hào khi dấu chân của con em Thái Bình đã trải dài dọc theo chiều dài đất nước.
    Nhớ về Thái Bình yêu thương là nhớ về những buổi đêm lặng lẽ đứng trên cây cầu bắc ngang sông, hít căng cuống phổi từng làn hơi nước trong lành và để mặc cho gió mơn man đùa trên mái tóc. Nhớ bờ đê dài hun hút rực rỡ trong ánh sáng đèn lồng muôn màu phát ra từ những nhà hàng san sát... Nhớ từng cái nắm tay thật nồng của đôi lứa yêu nhau.. Nhớ những lần lếch thếch đi trong tủi hờn khi bị mẹ mắng oan.. Nhớ những kỷ niệm và cả những con người đã bước vào cuộc đời ta cho dù đã đi xa hay vẫn còn ở lại... Nhớ cồn cào lại càng thèm được quay trở về một tuổi thơ êm đềm chẳng vương nỗi sầu cơm áo.
    Thái Bình của ta có chùa Thần Quang hay còn gọi là chùa Keo - Một ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng được xây dựng từ thời Hậu Lê với những nét điêu khắc độc đáo, với mái chùa cong cong, với tháp chuông cổ kính. Trải qua biết bao biến cố, thăng trầm vẫn kiêu hãnh và uy nghiêm như một chứng nhân của lịch sử. Từ lâu nay, người dân làng Keo và cả người dân Thái Bình vẫn luôn tự hào với ngôi chùa vừa cổ kính, vừa nguy nga ấy.
    " Dù cho cha đánh mẹ treo
    Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm"
    Thái Bình của ta có những cánh đồng xanh mướt, có những con đường rợp bóng cây và mỗi độ thu về lại vàng rực một góc trời...
    Thái Bình của ta có những lối rẽ quanh co, đan xen vào nhau như mạng nhện; có những khu phố nhỏ xinh và cả những con người chan chứa tình làng nghĩa xóm...
    Ta yêu những buổi sáng tinh khôi, khi con sâu lười trong ta tạm thời bị nhốt lại, ta thong thả dạo bước trên bờ đê lộng gió, ngây ngất ngắm mặt trời to tròn như quả bóng bay màu đỏ ối nhô lên từ chân trời và mỉm cười thấy cuộc sống xung quanh bình yên quá đỗi..
    Nhớ về Thái Bình là nhớ không khí ồn ào của ngày tết, khi những người con đi xa háo hức trở về đoàn tụ với người thân.. Nhớ chợ đêm Quang Trung mỗi năm chỉ mở một lần... Nhớ quảng trường với những ly trà đá thân quen... Nhớ những tối cùng nhóc em lê la bánh gối, kem xôi, trà sữa...
    Thái Bình của ta nằm trọn trong miền đồng bằng nên không có núi mà chỉ có biển. Biển Đồng Châu không ồn ào nhưng cũng không kém phần dữ dội mỗi khi thủy triều lên.
    Ta nhớ lần đạp xe 60km dưới ánh nắng gay gắt của mùa hè. Đường xa, mệt mỏi nào có là gì nhỉ?
    Lần đầu tiên nhìn thấy biển ta choáng ngợp và háo hức như đứa bé con lần đầu mở mắt nhìn thế giới. Ta vui sướng vùi mình trong nước và để từng con sóng bạc đầu đánh tan mọi phiền muộn mặc cho sau đó là làn da cháy nắng rát đỏ cả tuần liền...
    Cho dù bây giờ hay sau này ta có đi khắp nơi và được đến nhiều vùng biển khác có tên tuổi hơn, ta vẫn không thể nào quên Thái Bình của ta có một bãi biển Đồng Châu với những hàng phi lao xanh mướt rì rào bên bờ đê uốn lượn, những ô muối chứa đầy nước nằm phơi mình dưới sánh nắng vàng ươm và cả những cánh cò trắng vút cao trên nền trời xanh kiêu hãnh.
    Yêu Thái Bình, yêu những điệu chèo ới...a, yêu hương vị ngọt ngào của bánh cáy làng Nguyễn và yêu cả những người nông dân chân chất, thật thà.
    Thái Bình của ta giờ đây đang lớn mạnh từng ngày. Những khu công nghiệp quy mô, những nhà máy, công ty, những khu đô thị sang trọng nối đuôi nhau mọc lên san sát và đời sống của những người dân nơi đây cũng đang dần đổi thay tích cực. Tự hào biết bao!
    Giờ đây, ta đang đi xa. Chốn đô hội phồn hoa ồn ào, náo nhiệt cuốn ta vào vòng xoáy gấp gáp và biến đổi từng ngày.. Những lúc mệt mỏi với " sống nhanh, sống vội", trong đêm dài thao thức không thôi ta lại khắc khoải nhớ về một Thái Bình bình yên..
    " Quê hương mỗi người chỉ một
    Như là chỉ một mẹ thôi
    Quê hương nếu ai không nhớ
    Sẽ không không lớn nổi thành người"
    Mỗi lần nghe bài hát này lại thấy cay cay nơi sống mũi.. Nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ Thái Bình yêu thương nơi lưu giữ tất cả những gì ta nâng niu, trân trọng nhất.. Thèm được đứng trước biển Đồng Châu để được la hét và để được chạy như điên trên cát... Thèm được hòa cùng dòng người đi lễ nhà thờ đêm Giáng Sinh... Thèm trà đá vỉa hè, thèm không qian bình yên quen thuộc..
    Dẫu mai đây thế nào, dẫu cuộc sống có đưa đẩy ta về đâu và dẫu cho bàn chân ta có phiêu dạt tới những miền đất mới... Trong tim ta vẫn luôn hướng về một Thái Bình yêu thương. Như trong bài thơ " Người đi tìm hình của nước" Chế Lan Viên đã viết:
    " Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
    Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn"
    Tự hứa với lòng sẽ cố gắng hết sức để một ngày mai có thể ngẩng cao đầu trở về trong vòng tay của quê hương.
    Thái Bình thân yêu! Hẹn gặp lại nhé một ngày không xa!

    Biển Cồn Vành
    Biển Cồn Vành












    Ngâm giấm hay lộn trái quần áo khi giặt giũ là một trong những bí kíp mà các bà nội trợ hay rỉ tai nhau để giữ màu vải quần áo
    1. Giữ màu lâu phai
    Thông thường, những loại vải màu đều được sử dụng thuốc nhuộm, tùy theo chất lượng thuốc nhuộm mà thời gian phai màu lâu hay nhanh. Ngoài ra, màu sắc sẽ bị biến đổi bởi tác động của ánh sáng, hóa chất, sự cọ xát…
     Mẹo cần nhớ giữ quần áo không phai, không nhăn, không dão - 1
    Vì vậy, bạn chỉ có thể giảm thiểu quá trình phai màu chứ không hoàn toàn giữ được màu sắc ban đầu. Bạn có thể thực hiện bằng cách ngay khi mua vải về, đem ngâm trong dung dịch nước pha giấm khoảng 15 phút, sau đó đem đi phơi. Bên cạnh đó, để hạn chế bạc màu, bạn nên chọn loại xà bông dành cho trang phục màu và phơi trong mát, không nên sử dụng xà bông có nhiều chất tẩy.
    Bạn cũng có thể ngâm lụa trong nước giấm bảo quản màu và chất lượng của vải.
    2. Quần jean lâu bạc
    Hầu hết quần jean đều được xử lý qua công nghệ wash, vì thế, không nên giặt xà bông có tính tẩy mạnh, không giặt quá nhiều đồ trong máy giặt, sẽ làm mình vải bị gãy.
    Khi giặt, phơi và ủi, bạn nên lộn trái trang phục và không phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời. Việc ủi mặt trái của vải làm cho vải “mướt” hơn.
     Mẹo cần nhớ giữ quần áo không phai, không nhăn, không dão - 2
    Ngoài ra, để giữ bền màu jean, bạn có thể thử cách sau: ngâm quần jean mới vào nước dừa hoặc nước muối pha loãng rồi giặt qua nước sạch, quần jean sẽ lâu bị bạc và hạn chế những đường gãy, nhăn.
    3. Vải nhung luôn mới
    So với những chất liệu khác, vải nhung dễ xẹp và tróc nếu không bảo quản đúng cách. Với chất liệu này, chỉ nên giặt bằng tay, nếu có điều kiện, bạn nên giặt hấp hoặc ủi với hơi nước để nhung bung đều, đẹp hơn so với dùng bàn ủi thông thường. Nên treo quần áo nhung bằng móc, vì khi gấp sẽ làm mặt nhung bị gãy. Ngoài ra, nhung rất dễ bám bụi lấm tấm, bạn có thể dùng mặt trong của băng keo áp lên chỗ bám bụi rồi nhấc ra, nhung sẽ sạch như ban đầu.
     Mẹo cần nhớ giữ quần áo không phai, không nhăn, không dão - 3
    4. Quần áo không biến dạng
    Nên treo áo quần, vì khi gấp, sức nặng của quần áo đè lên nhau khiến đường gấp hằn rõ, khó giữ được phom dáng ban đầu. Tuy nhiên, bạn nên chọn mua những chiếc móc chất lượng tốt, có độ cứng cáp như gỗ, nhựa tổng hợp chắc chắn… Riêng đồ len bạn không nên treo sẽ làm “đổ” phom, tốt nhất là gấp ngay ngắn.
     Mẹo cần nhớ giữ quần áo không phai, không nhăn, không dão - 4
    5. Giữ quần áo len, nỉ, linen
    Các bạn nhớ tuyệt đối không dùng nước nóng giặt đồ len, nỉ vì dễ bị co rút. Với chất liệu linen vốn dễ nhăn, khi giặt nước nóng, mặt vải càng khô sẽ trở nên cứng và nhăn nhiều hơn.
     Mẹo cần nhớ giữ quần áo không phai, không nhăn, không dão - 5
    Lắng nghe là cả một nghệ thuật. Đó không chỉ đơn thuần là nghe qua. Nó đòi hỏi người nghe phải biết chủ động trong buổi nói chuyện cũng như biết cách kết hợp một số kĩ năng và kĩ thuật nhất định. Dưới đây là một vài mẹo vặt và những phương pháp bạn có thể áp dụng để trở thành một người biết lắng nghe thực sự, một người mà người khác luôn muốn trò chuyện.

    Lắng nghe một cách chủ động: Nên nhớ rằng bạn đang lắng nghe. Hãy hướng sự chú ý vào người nói và làm cho họ thấy rằng dường như lúc này chỉ có một điều khiến bạn quan tâm: những gì họ đang nói.

    Tập trung: Bày tỏ sự tôn trọng với người nói là việc làm cần thiết. Xem xét những ý kiến của họ thật kĩ lưỡng. Không nên đánh giá thấp hay tỏ ra coi thường những gì bạn đang nghe, vẻ mặt cũng không được lộ sự thiếu tôn trọng. Dĩ nhiên bạn không nhất thiết phải đồng ý với mọi việc họ nói, nhưng hãy đợi cho đến khi họ trình bày hết quan điểm của mình.

    Đặt câu hỏi: Bạn sẽ có thắc mắc về những gì đã nghe. Và khi gặp thời điểm thích hợp, hãy đưa ra những câu hỏi để xác nhận lại thông tin, cũng là một cách để bạn bày tỏ sự quan tâm. Không nên lèo lái đề tài câu chuyện theo ý mình. Khi người nói bỗng dưng đề cập đến vấn đề nào đó khiến bạn đặc biệt quan tâm, bạn sẽ rất dễ bị lôi cuốn vào, rồi sẽ cắt ngang người nói để thao thao bất tuyệt với chủ đề đó. Và thường dẫn đến kết quả là làm cho người nói chuyển đề tài sang câu chuyện của bạn. Những người biết lắng nghe luôn để người kia làm chủ tình hình. Cách tốt nhất là ghi nhớ câu hỏi đó và sau khi người nói đã nói hết những điều họ muốn thì bạn hãy đặt câu hỏi. Trong lúc lắng nghe, bạn cũng không nên suy nghĩ xem đến phiên mình bạn sẽ nói gì. Vì nếu như vậy thì bạn sẽ không tập trung vào những gì người kia đang nói.

    Hưởng ứng người nói: Đôi lúc khi bạn muốn khuyến khích người nói tiếp tục, hãy tỏ ra rằng bạn vẫn đang rất chú tâm tới câu chuyện của họ chỉ bằng cách nói: "Vậy ý của bạn là..." hay "Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không..." Và lặp lại những gì bạn nghĩ là mình đã nghe. Đây cũng là một cách hướng người nói sang chủ đề mới mà ngay chính họ cũng không định nói đến.

    Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: Hãy cởi mở với người nói. Mặt đối mặt và nhìn họ. Đừng để vật gì tạo ra khoảng cách giữa bạn và người nói. Nếu có thể, hãy bước ra khỏi bàn và ngồi bên cạnh họ. Cũng không nên khoanh tay trước ngực, hướng ra xa người nói, quay mặt đi chỗ khác, nhìn vào những thứ xung quanh trong phòng, hoặc liếc nhìn màn hình máy tính hay đọc sách báo. Hãy thực sự chú tâm vào người nói.

    Diễn giải nội dung bạn muốn trình bày: Thường thì khi bạn không nắm vững một vấn đề, bạn sẽ chỉ chú tâm vào nói, nói và nói, thay vì phải diễn giải. Giải thích một cách chính xác có thể làm cho cả người nói và người nghe đều hiểu rõ vấn đề. Thật không dễ dàng khi phải suy đoán ý nghĩa ẩn sau những từ ngữ, lúc này diễn giải là rất cần thiết. Kỹ thuật này có thể giúp mọi người mở rộng cuộc nói chuyện, có thể khám phá những gì mà bạn thực sự muốn diễn đạt.

    Im lặng: Im lặng làm cho người ta cảm thấy không thoải mái. Nó tạo một không khí nặng trĩu suy nghĩ và đôi khi là nỗi đau. Một người biết lắng nghe phải thật sự thoải mái khi ở trong môi trường đó. Thỉnh thoảng, chờ đợi vài phút trong im lặng sẽ giúp người nói có thể khai thác hết những cảm xúc thầm kín trong lòng. Làm chủ được sự im lặng, điều đó có nghĩa là bạn đã thành công.

    Thực hiện được những yêu cầu trên, có thể nói rằng bạn là một người biết lắng nghe thực sự. Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng chỉ toàn màu hồng. Có đôi lúc, bản thân chúng ta gặp thất bại trong việc lắng nghe, một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp. Vậy, nguyên nhân nào khiến đại đa số chúng ta đều từng gặp khó khăn trong khả năng tiếp thu ý kiến, nhận xét của người khác?

    Thái độ lắng nghe chưa tốt: Điếc hơn người điếc là người không muốn nghe. Ta thường hay ngộ nhận là ta biết rồi nên không muốn nghe hoặc chỉ nghe một phần, nhưng đến khi cần nhắc lại thì ta lại không nhớ. Tệ hại hơn nữa là ta chỉ nghe xem đối tác có gì sai, xấu để phản ứng lại.

    Không chuẩn bị: Để nói một điều gì ta chuẩn bị rất kỹ tất cả các phương án. vậy mà trong giao tiếp ta chưa bao giờ chuẩn bị lắng nghe cả. Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại. Đó chính là nguyên nhân làm ta nghe kém hiệu quả.














    Cùng tớ vào bếp nào, với những ngày đầu tuần chúng ta thường bận rộn với công việc nhưng không vì thế mà chúng ta lỡ từ bỏ những món ăn yêu thích bổ dưỡng cho cả gia đình nhé. Hãy để tuần mới của gia đình bạn bắt đầu thật hứng khởi và sôi động với thực đơn giàu dinh dưỡng từ canh non táo đỏ và trứng cuộn tôm ngon lạ nhé này nhé !!
    1. Sườn non nấu rau củ
      Nguyên liệu chuẩn bị:
      – Sườn non: 300 gam, hành lá, rau mùi cắt nhỏ
      – Táo đỏ: 50 gam, cà rốt: 1 củ, ngô ngọt: 1 trái
      – Gia vị: Muối, đường, hạt nêm, bột ngọt
      Cách chế biến:
      – Sườn non rửa sạch, chặt khúc vừa ăn, luộc sơ rồi ướp chút gia vị.
      – Táo đỏ ngâm nở, rửa sạch bụi. Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa rồi cắt lát.
      – Ngô ngọt lột vỏ, cắt khúc khoảng 3 cm.
      – Cho vào nồi hầm. Sườn mềm, cho ngô ngọt, táo đỏ vào.
      – Ngô chín, bạn thả cà rốt vào, nêm gia vị cho vừa ăn, đợi canh sôi thì tắt bếp.
      canh sườn non táo đỏ
    2. Trứng cuộn tôm
      Vị giác gia đình sẽ bị chinh phục ngay khi nhìn thấy món trứng cuộn tôm này thôi.
      Nguyên liệu chuẩn bị:
      – 300 gam tôm tươi, trứng gà: 2 quả
      – Thịt xay hoặc giò sống: 100 gam
      – 1 ít hạt ngô tươi, 1 mẩu cà rốt, hành lá thái nhỏ, tinh bột ngô, lá rong biển loại lớn
      Cách chế biến:
      – Cà rốt cắt hạt lựu. Mang cà rốt và ngô ngọt đi luộc chín.
      – Tôm tươi lột vỏ, xay nhuyễn. Trộn đều tôm, giò sống với cà rốt, ngô ngọt, hành lá.
      – Đánh tan trứng gà với bột ngô, nước rồi mang trứng đi tráng mỏng.
      – Cắt miếng trứng thành hình vuông giống miếng rong biển.
      – Đặt miếng rong biển lên trên miếng trứng, trải đều phần nhân tôm thịt lên trên.
      – Cuộn tròn chúng lại như cuộn sushi rồi mang miếng trứng cuộn tôm đi hấp chín.
      trứng cuộn tôm
    3. Cải ngồng xào tỏi
      Sự kết hợp đậm đà giữa vị ngọt, vị đắng giòn của ngồng cải với mùi vị của tỏi phi sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho bữa cơm nhà bạn.
      Nguyên liệu chuẩn bị:
      – Ngồng cải: 1 bó
      – Tỏi: 1 củ bằm nhỏ
      – Gia vị: Muối, hạt nêm
      Cách chế biến:
      – Ngồng cải bỏ bớt lá, rửa sạch.
      – Luộc sơ cải ngâm nhanh vào nước đá lạnh để ngồng cải giòn, xanh.
      – Phi thơm tỏi bằm, cho ngồng cải vào, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
      cải ngồng xào tỏi
    Không tốn quá nhiều thời gian, nguyên liệu lại đơn giản, dễ tìm, bạn chỉ cần trổ tài một chút là cả gia đình đã có ngay bữa cơm ngon miệng rồi đấy.
    Chúc bạn thành công!

    Thời tiết mùa hè oi bức sẽ làm cho làn da có thể xuất hiện mụn do cơ thể bị nóng. Có cách nào để làm mát gan, giải nhiệt, giảm mụn cho mùa hè không? Có một cách đơn giản, dễ làm đó là những món chè được chế biến từ các loại ngũ cốc rất tốt, không chỉ dùng để giải khát trong mùa nóng mà còn giúp trị mụn nhanh và giải nhiệt trên da. Ô ngon sẽ hướng dẫn cho các bạn một số món chè có công dụng cực tốt cho việc giải nhiệt, trị mụn, vừa tiết kiệm chi phí mà lại an toàn cho da.


    Chè
    Chè Ngon


    1. Chè đậu đỏ nước cốt dừa:

    Nguyên liệu:
    - Đậu đỏ: 200g
    - Hạt trân trâu: 20g
    - Nước cốt dừa: 150ml
    - Đường tùy khẩu vị, muối nửa thìa nhỏ, bột năng 1 thìa nhỏ
    - Lạc rang vàng, giã nhỏ

    Cách làm:
    Đậu đỏ đãi sạch, nhặt bỏ những hạt đậu xấu.
    1. - Đổ nước lạnh ngập mặt đậu, ngâm qua đêm.
    2. - Hôm sau xả lại nước cho sạch, đổ đậu vào nồi, thêm nước, đun đến khi ăn thử hạt đậu mềm, từ từ đổ đường vào. Đun sôi, lửa nhỏ để đậu thấm đường.
    3. - Hạt trân trâu ngâm vào bát nước lạnh, ngâm từ 15 đến 20 phút đến khi nở hết.
    4. - Sau khi đậu đã thấm đường, đổ từ từ hạt trân trâu vào nồi chè. Dùng muôi khuấy nhẹ tay để hạt đậu không bị vỡ, đun đến khi hạt trân trâu nổi trong là chín. Bạn nêm nếm lại vị ngọt tùy theo khẩu vị của bạn.
    5. - Đổ nước cốt dừa, muối, đường, bột năng vào nồi, đun lửa nhỏ đến khi nước cốt dừa đặc lại.
    6. - Khi ăn múc chè ra cốc hay ly, chan nước cốt dừa, thêm đá lạnh, rắc ít lạc lên bề mặt, trộn đều và thưởng thức.


    Món canh cá nấu măng tươi với vị thanh mát, chua nhẹ, sẽ khiến bữa cơm của bạn vô cùng hấp dẫn và ngon miệng. Cùng học cách làm món canh cá nấu măng tươi với công thức dưới đây nhé!
    Nguyên liệu:
    • Cá chép hoặc cá rô phi 600g
    • Măng chua 300g
    • Cà chua chín 3 quả
    • Hành tươi, thì là
    • Hành tím
    • Gia vị
    cách làm món canh cá nấu măng tươi
    Bước 1
    Cà chua rửa sạch, bổ múi cau. Hành tím, hành khô nhặt sạch, thái nhỏ.
    cach-lam-canh-ca-nau-mang-tuoi-buoc-1
    Bước 2
    Cá chép làm sạch, cắt ngang thân rồi ướp cùng chút muối, mì chính cho đậm đà.
    Hành lá, thì là nhặt rửa sạch, cắt khúc khoảng 2cm.
    cach-lam-canh-ca-nau-mang-tuoi-buoc-3
    Bước 3
    Bắc nồi lên bếp, đun nóng dầu ăn rồi cho hành tím vào phi thơm.
    Cho cà chua vào xào cùng, đảo đều đến khi cà chua hơi mềm thì cho măng tươi vào xào chung.
    Nêm nếm với chút nước mắm, hạt nêm cho vừa ăn rồi đổ thêm nước vào đun cùng.
    Bước 4
    Thả cá đã ướp vào nồi, đậy vung đun khoảng 15-20 phút cho cá chín mềm.
    Thêm vài miếng cà chua sống vào nồi, rắc hành và thì là lên trên rồi tắt bếp.
    cách làm món canh cá nấu măng tươi
    Múc canh cá ra bát rồi ăn nóng.
    Món canh cá nấu măng tươi với vị thanh mát, chua nhẹ đặc trưng, măng mềm và ngấm gia vị, thịt cá ngọt, thơm cực kì hấp dẫn.
    Chúc các bạn thành công với món canh cá nấu măng tươi thơm ngon nhé!

    Cười Mỗi Ngày

    HÀI VUI NHỘN
    Được tạo bởi Blogger.

    Bí Quyết

    Làm đẹp

    Biểu mẫu liên hệ

    Tên

    Email *

    Thông báo *

    Người theo dõi

    Mẹo vặt

    Cuộc sống

    Tâm sự

    Teen

    Bạn Nên Biết

    Pages

    Nguyễn Thị Kim Tuyến

    Đăng kí xem video

    Họ và tên:
    Email:
    Lời nhắn:

    Bài đăng phổ biến

    Text Widget